top of page

7 món đặc sản không thể bỏ qua khi đến miền Tây

  • Hải Âu
  • Mar 12, 2016
  • 7 min read

Khi có cơ hội du lịch đến miền tây đừng bao giờ bỏ qua 7 món ăn đặc sản vùng sông nước này nhé. Ngoài Bánh xèo, Chuột Đồng nướng, Đuông dừa còn có những món ăn hấp dẫn nào nữa? Nhanh tay khám phá ngay nào!

 

1. BÁNH XÈO MIỀN TÂY

Xuất phát từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh có vị ngon đặc biệt, bánh mang những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam Bộ.

Khác với bánh xèo miền Trung đổ bằng khuôn, bánh xèo miền Nam được đổ bằng chảo, bánh xèo miền Nam lớn gấp nhiều lần so với bánh xèo miền Trung.

Bánh xèo miền tây được đổ bằng chảo to (nguồn ảnh: internet)

Ngoài những điểm chung về nguyên liệu (bột), thịt heo, tép bạc, giá cùng cách đổ sao cho vang lên tiếng “xèo” đặc trưng, bánh xèo miền Nam còn có sự tham gia của hàng loạt nguyên phụ liệu khác như trứng gà, nước dừa, các loại nấm… Tùy theo sở thích của từng vùng, mà nhân bánh có thể là giá, đu đủ hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn…

Nhân bánh xèo thường rất đa dạng (nguồn: nhommua.com)

Một cái bánh xèo ngon được đánh giá dựa trên phần vỏ bánh mỏng tang, giòn rụm; phần thịt thà tươi ngon. Song quan trọng nhất là chén nước chấm có độ chua, cay, ngọt vừa miệng.

Bánh được ăn kèm với nhiều loại rau như diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá cách, lá lụa… nhưng nhất thiết không thể thiếu cải bẹ xanh.

2. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI

Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ Việt Nam, với hương vị độc đáo và cách chế biến rất đơn giản. Món ăn này gắn liền với quá trình khai hóa đất phương Nam của dân tộc Việt.

Đặc điểm của món cá lóc nướng trui dân dã là cá không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm.

Riêng với cá lóc từ 700-800gr trở lên muốn cho thịt cá được chín đều hoàn toàn bạn nên vạch miệng cá ra chế nước vào trong miệng cá sao cho nước vào đầy dạ dày cá rồi mới nướng, làm như vậy khi nướng thì dưới tác động của nhiệt nước trong bụng cá sẽ sôi lên trong môi trường kín làm cho thịt cá được chín hoàn toàn, và một đòi hỏi quan trọng không kém nữa là vật liệu thui cá nhất định phải là rơm thì thịt cá mới thơm và không bị hôi khói. Cá nướng xong chỉ cần gỡ thịt chấm muối ớt, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vùa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng đặc sản của dân Nam Bộ. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me.

Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể thực hiện cầu kì trên lửa than hồng, có rưới mỡ hành, cá chín ăn với mắm me và thường được cuốn với bánh tráng, rau thơm các loại.


>>> Có thể bạn quan tâm: Cách làm cá lóc nướng trui


3. CHUỘT ĐỒNG NƯỚNG MUỐI ỚT

Chuột đồng thường sống trong những cánh đồng, ruộng lúa, xuất hiện quanh năm tại một số tỉnh miền Tây Nam bộ như Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ... Khi những cánh đồng lúa bắt đầu thu hoạch cũng là lúc bà con nơi đây ra đồng săn chuột vì thời điểm này chuột thường xuất hiện nhiều (do chỉ chuyên ăn lúa cho nên thịt chuột sạch, béo, chắc và ngọt), sau đó mang về chế biến thành nhiều món ăn độc đáo.

Thịt chuột sau khi thui rơm, làm sạch, ướp với muối hột, kẹp vào thanh tre nướng trên đống than đỏ rực. Khi chuột gần chín, trộn muối hạt, sả băm nhuyễn rang với ít mật ong phết lên trên. Khi ăn, xé từng miếng thịt chuột nướng nóng hổi, kẹp chung với các món rau răm, rau thơm, khế, xoài xanh, chuối chát, chấm muối sả.


4. LẨU MẮM Lẩu mắm là cách ăn cầu kì, biến tấu ngoạn mục từ món mắm kho đạm bạc của người miền Tây. Theo nhiều người sành ăn, lẩu mắm Cần Thơ được khen là ngon nhất nhì hiện nay. Tuy nhiên mắm muốn ngon phải có xuất thân từ Châu Đốc – xứ thiên đường của đủ loại mắm độc đáo.

Cách chế biến lẩu mắm thường được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương heo là công thức phổ biến được nhiều người áp dụng. Sau khi lọc bỏ xương cá, nêm nếm theo bí quyết riêng của người thợ nấu là đã hoàn thành phần nước lẩu. Độ đậm nhạt của nước lẩu được gia giảm sao cho phù hợp với khẩu vị của thực khách. Loãng quá sẽ thiếu vị mắm mà đặc quá đâm ra mặn, mắm mà mặn cũng mất cái ngon của mắm!


Nhưng yếu tố hấp dẫn nhất của lẩu mắm nằm ở các thức ăn kèm, thông thường là thịt ba rọi, cá tra, cá ba sa hoặc cá kèo. Nếu thích, có thể bỏ thêm tôm sú, ốc bươu, thịt bò… Nói chung, lẩu mắm dung nạp mọi thứ cá thịt tùy ý thích của từng người ăn một cách rất hào phóng.

Rau ăn lẩu không nên thiếu bông súng, cù nèo, rau đắng, rau nhút, bắp chuối, hẹ. Theo mùa, có thể bổ sung thêm bông điên điển, bông so đũa, bông lục bình…Các loại rau cùng các loại bông, nhúng vô mắm, để hơi tái, ăn giòn giòn, thấm đượm vị mắm mà không mất vị rau là cách ăn của dân hiểu biết.

Tất cả đã làm nên một hương vị độc đáo và ấn tượng khiến cho không ít người lựa chọn món ăn này cho mình. Hãy thưởng thức lẩu mắm một lần để biết thêm về một phần hồn của ẩm thực miền Tây. Chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi không thôi về món ăn này đấy.

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Cách nấu lẩu mắm miền tây

5. ĐUÔNG DỪA TẮM MẮM

Đuông dừa, được xem là loại đặc sản thiên nhiên với công dụng ” ông uống bà khen”, giúp gia tăng bản lĩnh của quý ông. Từ đuông dừa, ta có thể chế biến thành rất nhiều món đặc sản như đuông dừa tắm mắm, đuông dừa nướng than, đuông dừa hấp lá, đuông dừa lăn bột… trong đó phải kể đến món ngon và tốt cho sức khoẻ nhất là món Đuông Dừa Tắm Mắm.

Món đuông dừa tắm mắm được chế biến cách cho đuông dừa sau khi được bắt về, cho ăn thật nhiều mía và hủ dừa trong 24 tiếng cho đuông thơm và ngọt. Sau đó đem đuông đia rữa sạch, ngâm trong nước mắm thơn trong 10 phút. Giờ thì bắt đuông dừa ra, cho vào một chén nước mắm có ớt nhiều và có thể thưởng thức. Đây là loại đặc sản quý, giá trị dinh dưỡng rất cao và tốt sức khoẻ, đặc biệt là các quý ông.


6. ỐC BƯƠU

Ốc bươu là món ăn dân dã, quen thuộc và rất ngon miệng ở Việt Nam. Ở khu vực phía Bắc có món bún riêu ốc, ốc chuối đậu, ốc luộc lá chanh.... ở vùng Nam Bộ có món ốc hấp tiêu, ốc bươu hấp chấm với nước mắm gừng, ốc bươu nhồi... Ốc bưu nhồi thịt là món ngon mang hương vị đặc trưng của miền Bắc và được cải tiến tại Miền Nam.

7. GỎI SẦU ĐÂU

Sầu đâu hay còn được gọi là "sầu đông" hoặc "cây xoan", mọc rất nhiều ở các tỉnh như An Giang, Kiên Giang, có hoa màu trắng xanh, lá màu xanh vị đắng nhưng chứa nhiều vị thuốc tốt.


Lá cây sầu đâu


Gỏi sầu đâu là món ăn của người Campuchia, được dùng như một món rau trong bữa cơm hằng ngày. Tuy nhiên món này thường được dùng nhiều vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch vì đây là khoảng thời gian cây sầu đâu ra hoa và lá mới. Món ăn này du nhập vào Việt Nam thông qua những gia đình người Khơ-me sống ven biên giới Việt Nam ở các tỉnh như An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu. Gỏi sầu đâu có vị đắng đặc trưng của lá sầu đâu kết hợp với vị mặn của khô cá sặc cùng với một số loại khác như thơm, dưa leo, xoài sống tạo nên một món ăn tuy dân dã nhưng rất tinh tế. Vị đắng của rau sẽ bị thay thế bởi vị ngọt thanh khi bạn nhai thật kỹ và chậm.

Comments


One thing (Acoustic ver)One Direction
00:00
  • Facebook Social Icon
  • Twitter Social Icon
  • Google+ Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Pinterest Social Icon
  • Instagram Social Icon

Khám phá nhiều công thức nấu ăn tại TASTY YOUTUBE

Có thể bạn quan tâm

© 2023 by Salt & Pepper. Proudly created with Wix.com

bottom of page